by admin admin Không có bình luận

Tổ yến từ lâu đã được mọi người biết đến là một loại thực phẩm cao cấp, chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao cũng như là mức giá thành khá đắt so với các thực phẩm khác trên thị trường.Vốn là món chỉ được dành cho vua chúa ăn, thế nhưng dưới sự phát triển của công nghệ hiện đại, có rất nhiều người đã nhận thấy được tiềm năng của lĩnh vực nuôi yến lấy tổ.

Từ đó, thị trường nuôi yến được phát triển và lan rộng với tốc độ chóng mặt, sản lượng yến thu được ngày càng nhiều, giá thành cũng được kéo xuống để phù hợp với mức sống của mọi người.

Là ngành mang lại giá trị kinh tế lớn cho các nhà đầu tư, thế nhưng không phải ai bước vào là cũng thành công trong lĩnh vực đầy cạnh tranh này!.

Để có thể xây dựng và vận hành một nhà yến hiệu quả, cần rất nhiều các yếu tố liên quan như: thiết kế xây dựng, thiết bị, vận hành,kinh nghiệm, kiến thức…

bài viết dưới đây, Hoàng Yến sẽ hướng dẫn mọi người một số kiến thức cơ bản về tổ yến cũng như cách thu hoạch yến sào sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

Số lần thu hoạch tổ yến trong 1 năm

Mỗi năm sẽ có 3 đến 4 thu hoạch tổ yến.

1. Thu hoạch tổ yến trước khi chim để trứng.

Thu hoạch ở thời điểm này là cách làm được ưa chuộng nhất bởi vì khi lấy tổ yến tại thời điểm này, tổ yến là sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến.

Tổ yến thu hoạch khi chim chưa đẻ trứng nên rất sạch, ít lông và tạp chất

Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.

Và khi chim yến phát hiện mất tổ sẽ ngay lập tức xay lại tổ mới cho kịp mùa đẻ trứng, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chim.Thêm vào đó, nếu mất tổ quá nhiều chim sẽ cảm thấy không an toàn và sẽ bỏ đi. Vì thế, nên cân nhắc, thu hoạch tổ yến với mực độ vừa phải, hợp lý, vì giai đoạn này khá nhạy cảm với chim yến.

2. Thu hoạch tổ yến khi chim mái đã đẻ 2 trứng

Sau khi chim mái đã đẻ được 2 trứng thì đây cũng là thời điểm thích hợp cho đợt thu hoạch tổ yến tiếp theo. Lúc này tổ yến đã hình thành đầy đủ về mặt cấu trúc, trở nên dày dặn hơn cũng như chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, hái tổ trong giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ đi 2 quả trứng, dẫn đến số lượng chim trong nhà cũng sẽ giảm đi rất nhiều, do không có đủ trứng để nở ra chim non.

 

 

 

 

3.Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ

Bí quyết thứ ba trong giải pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với bí quyết này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.

Tuy nhiên, điểm nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu sơ chế lông và tạp chất mới có đc tổ yến sào thơm ngon, sạch sẽ.

Có thể thấy rằng mỗi cách thu hoạch thì đều có nhiều ưu, điểm không tốt riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng cách một coi cách nào phù hợp và cho hiệu quả tối đa hoặc bạn có thể kết hợp 3 giải pháp lại với nhau.

Những lưu ý khi thu hoạch yến sào

– Khoản thời gian tốt nhất để thu hoạch tổ yến trong ngày là từ 9h đến 16h. Đây là thời điểm chim đi kiếm ăn, số lượng ít ở lại trong nhà. Cần lưu ý không nên thu hoạch khi số lượng lớn chim đã về nhà, khi có sự xuất hiện của con người, chim sẽ cảm thấy không an toàn, rất dễ bỏ đi.

– Quy tắc hạn chế “thăm” nhà yến quá nhiều lần, nên “một công đôi chuyện”, thời điểm thu hoạch tổ yến cũng là thời điểm kiểm tra và loại bỏ những mầm mống gây hại tới chim yến như dịch bệnh, nấm mốc…

– Khi hái tổ, để tránh việc tổ yến bị gãy vụn, ảnh hưởng đến năng suất, bạn có thể xịt nước xung quanh tổ rồi dùng dụng cụ, gỡ nhẹ.

Trên đây là những chia sẻ về quy trình và những lưu ý khi thu hoạch tổ yến. Mong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sản phẩm yến sào có trên thị trường và chọn được sản phẩm với chất lượng tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *